Thùng xốp dùng trồng rau liệu có an toàn?

Thùng xốp dùng trồng rau liệu có an toàn?

Thùng xốp dùng trồng rau liệu có an toàn?

Thùng xốp dùng trồng rau liệu có an toàn?

Thùng xốp dùng trồng rau liệu có an toàn?
Thùng xốp dùng trồng rau liệu có an toàn?

Thùng xốp dùng trồng rau liệu có an toàn?

Trồng rau trên sân thượng hiện nay là một cách ứng phó của người dân đối với tình hình rau nhiễm bẩn ngoài thị trường đồng thời giúp giảm một phần chi phí trong sinh hoạt hằng ngày. Họ cũng tận dụng mọi chỗ có đất để trồng rau như ven đường, hoặc trồng trong thùng xốp kê bên vệ đường.

1. Thực hư chuyện trồng rau bằng thùng xốp không tốt?

Chị Lê Thị Châu (Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội) cho hay: “Thực ra trồng rau cũng không khó. Chính vì vậy, gia đình tôi đã tận dụng phần sân thượng để đặt các thùng xốp, tự trồng rau để ăn. Xung quanh nhà tôi, hầu như nhà nào cũng tự trồng rau ăn, vừa sạch, vừa tiết kiệm”.

Hầu hết rau tự trồng tạo cho các bà nội trợ cảm giác yên tâm hơn so với rau mua ngoài chợ. Tuy nhiên, ngay chính các loại rau tự trồng vẫn có thể bị nhiễm độc trong môi trường đô thị ô nhiễm.

PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Bách khoa) cho biết: Việc trồng rau trong thùng xốp không hề gây hại nếu chọn loại đất sạch và nguồn nước đảm bảo. Chỉ khi người trồng dùng loại đất bẩn, nước ô nhiễm có chứa chất lưu huỳnh, thủy ngân, chì… thì mới nguy hiểm. Cụ thể, nếu nước ô nhiễm, những chất độc hại này bám lên thân rau sau khi tưới. Ngoài ra, nguồn nước bẩn và đất bẩn còn là môi trường thuận lợi để các loại trứng giun, sán phát triển, ký sinh trong rau. Nếu không được rửa kỹ, có thể mắc một số bệnh liên quan đến đường ruột.

Với những giá thể dùng để trồng rau như mùn cưa hay các chế phẩm sản xuất sẵn là xơ dừa, trấu hun… khi bị rơi vãi trong quá trình trồng và chăm sóc sẽ gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, các vật dụng chứa nước trên sân thượng phục vụ việc tưới rau sẽ là nơi sinh sản lý tưởng cho muỗi và nguy cơ gây ra bệnh sốt xuất huyết.’

Cũng theo PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh thì, việc trồng rau trong các thùng đựng bằng vật liệu xốp, gỗ, sành sứ về cơ bản không khác nhau. Do đó, mọi người có thể sử dụng bất kể loại thùng nào cũng được…

Như vậy, thông tin về việc trồng rau trong thùng xốp nguy cơ nhiễm bệnh cao chỉ là tin đồn. Do đó, nếu có điều kiện, mọi người nên sử dụng loại rau này để vừa đảm bảo sức khỏe, vừa có thú vui sau mỗi ngày làm việc mệt mỏi, cũng như góp phần giảm bớt tâm lý lo ngại trong các bữa ăn khi phải mua rau trôi nổi ngoài thị trường.

2. Một vài thông tin và những lưu ý hữu ích

Theo các chuyên gia về cây trồng thì có 5 yếu tố ảnh hưởng tới việc sinh trưởng cũng như chất lượng an toàn, chất lượng dinh dưỡng của rau củ khi trồng là đất, phân, nước, ánh nắng và hạt giống.

Với hai yếu tố đầu tiên về hữu cơ là đất và phân thì việc lựa chọn và chăm bón ra sao rất quan trọng. Nếu bón nhiều quá, rau củ sẽ cứng khi ăn không còn ngọt. Nếu bón quá ít, cây sẽ mềm và không đủ khả năng chuyển hóa các chất dinh dưỡng để phát triển.

Ngoài ra, các chuyên gia còn nhấn mạnh, điều quan trọng là không nên nhân tạo 5 yếu tố đã nêu trên khi trồng rau, củ, quả trong thùng xốp nói riêng hay trồng ngoài vườn, bãi nói chung.

Đối với các gia đình ở thành phố, việc trồng rau thường gặp phải khó khăn là có ít ánh nắng. Trong khi dinh dưỡng của cây được tổng hợp tốt nhất dưới ánh nắng mặt trời. Thông thường, đối với những cây non, người trồng không nên cho nắng nhiều, đối với những cây lớn hơn một chút thì càng nhiều nắng cây càng quang hợp tốt.

Bên cạnh đó người trồng cũng cần lưu ý, nắng chiều không tốt bằng nắng sáng. Do đó, buổi chiều nên để cây ở những nơi không có nhiều nắng, còn buổi sáng nên cho cây được đón nắng, gió để đạt được giá trị dinh dưỡng tốt nhất.

Một số lưu ý là dù trồng cây như thế nào thì rau củ chỉ ngon nhất khi được trồng đúng mùa. Nước sạch, đất sạch, phân bón hữu cơ sẽ cho người trồng nguồn thực phẩm an toàn và dinh dưỡng nhất, không những vậy khi mua hạt giống trồng rau chỉ nên mua những loại hạt được đóng gói cẩn thận có đầy đủ thông tin cụ thể của nhà sản xuất và nên kiểm tra, có nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, đối với những hộ gia đình trồng rau trong thùng xốp, sau khi rau cho thu hoạch cần đảm bảo các chất phế thải được xử lý. Nếu tái sử dụng lại, các giá thể cần được mang phơi lại để khử trùng do vi sinh vật cũng được phát triển trong đó.

Có thể thấy, dù đã giải quyết phần nào mối nguy hại từ các loại rau quả ngậm độc trên thị trường cũng như xoa dịu phần nào nỗi lo lắng cho người dân, việc tự trồng rau cũng không thể là biện pháp lâu dài. Do đó, bên cạnh việc người dân tự tìm cách bảo vệ mình như vậy thì cần có hành động quyết liệt từ phía các cơ quan quản lý trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để bảo vệ sức khỏe lâu dài cho người dân.

Tin Liên Quan

Thùng xốp dùng trồng rau liệu có an toàn?

Thùng xốp dùng trồng rau liệu có an toàn?

Thùng xốp dùng trồng rau liệu có an toàn?

Thùng xốp dùng trồng rau liệu có an toàn?

Thùng xốp dùng trồng rau liệu có an toàn?
Thùng xốp dùng trồng rau liệu có an toàn?